logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 132 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: "Miền Trung ngập rác thải, dân khổ, chính quyền lúng túng". Bài 2: Xử lý rác thải, mỗi nơi mỗi kiểu (15/10/2019)

Loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Rác thải đang trở thành vấn đề nhức nhối và kéo dài trong nhiều năm qua không riêng gì ở các tỉnh miền Trung. Trước đây, việc xây dựng các bãi rác với công nghệ xử lý chưa phù hợp đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Một số nơi đã xây dựng những lò đốt rác phát điện vừa giải quyết một phần nhu cầu về điện năng, vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi nguồn lực của các địa phương còn khó khăn, thì việc xây dựng các khu xử lý rác nên xã hội hóa, đồng thời phải công khai minh bạch và tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải. Làm thế nào để người dân ý thức được vấn đề xử lý rác là trách nhiệm mỗi người và của toàn xã hội.

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục
Bài 2: Xóa bỏ hủ tục vùng cao - Cán bộ đi trước, đồng bào làm theo (07/6/2023)

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục<br> Bài 2: Xóa bỏ hủ tục vùng cao - Cán bộ đi trước, đồng bào làm theo (07/6/2023)

Ngày phát hành 7:37 | 7/6/2023

Trong chương trình Thời sự trước, chúng tôi đã phát bài 1 trong loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục” nói về những nỗi đau nhức nhối của những hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đồng bào vùng cao là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con. Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng, từ bỏ những tập tục lỗi thời. Trong Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi hành trình “Vượt qua hủ tục”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở các bản làng vùng cao của Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung.

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 2: "Sau Đường 9 đoạn, Trung Quốc đuối lý về Tứ Sa" (23/12/2020)

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 2:

Ngày phát hành 18:0 | 23/12/2020

Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Bài 2: Sửa đổi Luật đất đai 2013 - Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất (10/07/2023)

Bài 2: Sửa đổi Luật đất đai 2013 - Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất (10/07/2023)

Ngày phát hành 17:31 | 10/7/2023

Trong bài 1 của Chương trình chúng tôi đã đề cập đến những bất cập trong việc thu hồi đất. Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã phải thực hiện giải phóng mặt bằng diện tích đất rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đồng thời với đó là phải triển khai nhiều dự án tái định cư để bố trí chỗ ở cho người dân thuộc diện phải di chuyển chỗ ở. Theo quy định, việc bố trí tái định cư phải “đi trước”, tuy nhiên, trong thực tế khó có thể thực hiện điều này, bởi còn những bất cập về quy trình, thủ tục giải phóng mặt bằng. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần thể chế hóa và làm rõ nội hàm thế nào “bảo đảm điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; quy định cụ thể tiêu chí để xác định khu tái định cư có điều kiện sống “bằng hoặc tốt hơn” nơi ở cũ, đồng thời, phân công cụ thể trách nhiệm thẩm định, giám sát liên quan đến vấn đề này nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong thực tiễn. Bài 2 trong loạt bài có nhan đề: “Sửa đổi Luật đất đai 2013: Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất”:

Loạt bài:“Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” – Bài 2: “Covid-19: "Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế" (2/6/2020)

Loạt bài:“Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” – Bài 2: “Covid-19:

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:

Loạt bài: "Vùng đất Chín Sông- giao thông đi trước, kinh tế phát triển theo sau" – Bài 2: “ Ý Đảng, lòng Dân” (2/11/2023)

Loạt bài:

Ngày phát hành 9:16 | 2/11/2023

Như đã đề cập ở bài 1, giao thông đường bộ ở vùng ĐBSCL đã được Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành TW rất quan tâm, đầu tư; đã có nhiều công trình đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế- xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được thì so với điều kiện hiện nay với mức dân số gần 20 triệu người, nguồn ngân sách đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL thời gian qua chỉ chiếm hơn 15% so với cả nước là chưa tương xứng, nhiều địa phương đôi lúc vẫn xảy ra “điểm nghẽn” về giao thông. Do đó, hiện nay, chủ trương của Đảng- Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực này. Ngoài việc tu sửa, nâng cấp các tuyến đường xuống cấp thì nhiều tuyến cao tốc, cầu bắc qua sông lớn đang được khẩn trương thi công để sớm đưa vào khai thác.

Bài 2 loạt bài “Thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp – Đảng soi đường, dân thực hiện” với nhan đề: “Chuyển đổi tư duy – Biến thách thức thành hành động” (30/10/2021)

Bài 2 loạt bài  “Thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp – Đảng soi đường, dân thực hiện” với nhan đề: “Chuyển đổi tư duy – Biến thách thức thành hành động” (30/10/2021)

Ngày phát hành 15:6 | 29/10/2021


- Bài 2 loạt bài “Thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp – Đảng soi đường, dân thực hiện” với nhan đề: “Chuyển đổi tư duy – Biến thách thức thành hành động”
- Phát triển nghề cá có trách nhiệm góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng
- Phỏng vấn ông Nguyễn Song Hà, chuyên gia nghiên cứu Luật quốc tế về Thực hiện Hiệp định Biện pháp các quốc gia có cảng- một trong những giải pháp chống khai thác IUU.

Làm gì để lớp trẻ không nhạt Đảng, khô Đoàn – Thực tiễn từ Sơn La
Bài 2: Mỗi đảng viên là một người truyền cảm hứng (27/9/2023)

Làm gì để lớp trẻ không nhạt Đảng, khô Đoàn – Thực tiễn từ Sơn La<br> Bài 2: Mỗi đảng viên là một người truyền cảm hứng (27/9/2023)

Ngày phát hành 16:17 | 27/9/2023

Có thể nói, lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng đến, muốn vươn tới và do vậy mà con người sẽ ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thậm chí hy sinh quên mình để quyết tâm đạt cho bằng được. Là cán bộ, đảng viên thì không thể không có lý tưởng cách mạng, vì đây là tiêu chí hàng đầu để khẳng định phẩm giá, tư cách chân chính của người cộng sản.
Đây là nội dung được đề cập trong bài thứ 2 của loạt bài “Làm gì để lớp trẻ không nhạt Đảng, khô Đoàn – Thực tiễn từ Sơn La” với nhan đề “Mỗi đảng viên là một người truyền cảm hứng”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Loạt bài: Liên kết: Động lực cho nông nghiệp bứt phá. Bài 2: Nhận diện rào cản (29/12/2018)

Loạt bài: Liên kết: Động lực cho nông nghiệp bứt phá. Bài 2: Nhận diện rào cản (29/12/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018

- Bài 2: Nhận diện rào cản.
- Phòng chống sét hiệu quả.

Loạt bài "Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch". Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau (16/08/2021)

Loạt bài

Ngày phát hành 19:13 | 16/8/2021

Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.

Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận (12/5/2020)

Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận (12/5/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2020

Ở thời điểm này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế. Các nước đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và cuộc sống dần trở lại bình thường. Nhưng điều người ta dễ nhận thấy nhất ở thời điểm này, đó là những thay đổi sâu sắc ở các quốc gia, ở từng cộng đồng xã hội, ở mỗi con người sau đại dịch. Đài TNVN chuyển tới quý vị và các bạn những góc nhìn của các học giả quốc tế về một thế giới sau đại dịch; một thế giới biến chuyển sâu sắc sau những tác động - tổn thương mà dịch COVID-19 đã gây ra. Đó là những thay đổi ở góc độ toàn cầu hóa, ở góc độ địa chính trị, ở góc độ kinh tế, ứng xử giữa con người với con người và cả những tác động trực diện tới khu vực ASEAN và chính Việt Nam chúng ta. Và “Thế giới hậu đại dịch” hôm nay (12/5), Đài TNVN giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Israel ông Yuval Noah Harari, tác giả của cuốn sách đã được nhiều độc giả Việt Nam biết đến: “Sapiens: Lược sử loài người”.

Bài 2: Bộ đội Biên phòng: “Các anh về mái ấm nhà vui” (28/3/2024)

Bài 2: Bộ đội Biên phòng: “Các anh về mái ấm nhà vui” (28/3/2024)

Ngày phát hành 16:14 | 28/3/2024

Không chỉ ngày đêm mở lớp dạy xoá mù chữ cho bà con, những năm qua hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ biên phòng các tỉnh Thanh Hoá – Nghệ An- Hà Tĩnh, đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm “3 bám, 4 cùng” hỗ trợ người dân khu vực biên giới xây dựng mô mình, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. “Các anh về mái ấm nhà vui”, bản làng rộn ràng trong câu hát, tiếng cười - Đây cũng là nội dung phần 2 trong loạt bài “Bộ đội về làng” của PV Sỹ Đức, mời quý vị cùng nghe.

Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 2: “Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021” (18/12/2020)

Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 2:
“Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021” (18/12/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020

Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 2:“Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021”.
- Chuyên mục Kinh tế số có nội dung “Nhiều thách thức thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”

Loạt bài Khánh Hòa: Giảm nghèo bền vững cho người dân miền núi - Bài 2: Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào? (30/11/2023)

Loạt bài Khánh Hòa: Giảm nghèo bền vững cho người dân miền núi - Bài 2: Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào? (30/11/2023)

Ngày phát hành 15:22 | 30/11/2023

Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội nêu rõ, tỉnh Khánh Hòa còn bất cập khi chênh lệch phát triển trong nội tỉnh còn cao; nguy cơ tái nghèo cao, nhất là tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chú trọng phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.

Loạt bài: Câu lạc bộ tình người, nơi chia sẻ trí tuệ hay mê tín dị đoan và đa cấp?. Bài 2: Hệ lụy từ lòng tin mù quáng (31/03/2021)

Loạt bài: Câu lạc bộ tình người, nơi chia sẻ trí tuệ hay mê tín dị đoan và đa cấp?. Bài 2: Hệ lụy từ lòng tin mù quáng (31/03/2021)

Ngày phát hành 17:43 | 31/3/2021

Chỉ vì lòng tin mù quáng, tham PHÚC, hàng vạn người, trong đó có cả những doanh nhân thành đạt, giáo viên, học sinh, sinh viên đã cùng tham gia vào Câu lạc bộ Tình người, để rồi trở thành nạn nhân của một tổ chức biến tướng, có tính chất mê tín dị đoan và đa cấp tâm linh. Từ chỗ là những người có tri thức, có trải nghiệm, có tiền, có việc làm ổn định, gia đình yên ấm, nhiều người rơi vào tình cảnh tán gia bại sản, vợ chồng đứng trên bờ vực ly hôn.

123456789

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: